HỆ THỐNG GIÁO DỤC KỲ LẠ TẠI PHẦN LAN – NƠI KHÔNG CÓ NHỮNG KỲ THI KHẮC NGHIỆT NHƯNG HỌC SINH VẪN THÀNH CÔNG TRONG XÃ HỘI (PHẦN 1)
HỆ THỐNG GIÁO DỤC KỲ LẠ TẠI PHẦN LAN – NƠI KHÔNG CÓ NHỮNG KỲ THI KHẮC NGHIỆT NHƯNG HỌC SINH VẪN THÀNH CÔNG TRONG XÃ HỘI (PHẦN 1)
4 Views
Trong vòng vài thập niên trở lại đây, giáo dục Phần Lan đã có những tiến bộ vượt bậc khi giáo viên được trao quyền tự do để làm bất cứ điều gì cho phép nhằm đảm bảo thế hệ trẻ nhận được sự đào tạo tốt nhất.
Tỷ lệ học sinh bình quân mỗi giáo viên tại Phần Lan chỉ vào khoảng 17 người, thậm chí ít hơn và điều này khiến các giảng viên có thể nắm được thông tin học tập của từng học sinh.
Giáo viên nên xé bỏ những rào cản tư tưởng truyền thống để tìm ra các hướng đi mới trong giảng dạy và mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng học tập:
Câu chuyện cải cách giáo dục của Phần Lan trên thực tế đã bắt đầu từ 40 năm trước đây nhưng mới chỉ thực sự thu hút được các chuyên gia từ năm 2000 khi điểm PISA cho thấy giới trẻ Phần Lan là những học sinh có khả năng đọc viết tốt nhất thế giới. Đến năm 2003, họ dẫn đầu về môn toán và năm 2006 là về môn khoa học. Theo họ, giáo viên nên xé bỏ những rào cản tư tưởng truyền thống để tìm ra các hướng đi mới trong giảng dạy và mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng học tập. Những con số về bảng điểm, kết quả các kỳ thi không thể đánh giá hết chất lượng của một học sinh mà còn những yếu tố về xã hội, tinh thần, thể chất…
Điểm đáng tự hào của Phần Lan là không có chuyện so bì giữa các trường học, trường tốt hay xấu cũng như so sánh giữa các học sinh. Câu chuyện học sinh tốt được tuyên dương còn học sinh kém bị chê bai là điều hiếm khi xảy ra trong ngành giáo dục Phần Lan.
Đối với các chuyên gia trong ngành, mục tiêu của giáo dục không phải để ganh đua qua những bảng điểm mà là để phát triển toàn diện một con người, khiến họ thích nghi và tồn tại được trong xã hội.
Còn tiếp…